Đà Lạt, thành phố thơ mộng nằm ở cao nguyên Lâm Viên, nổi tiếng với khí hậu mát mẻ quanh năm và những công trình kiến trúc cổ điển tuyệt đẹp. Trong số đó, các dinh thự cổ xưa Đà Lạt luôn thu hút du khách bởi vẻ đẹp lãng mạn và đậm nét dấu ấn lịch sử. Cùng tìm hiểu những dinh thự cổ xưa Đà Lạt được yêu thích nhất hiện nay nhé!
Top 6 dinh thự cổ xưa Đà Lạt đẹp đến siêu lòng
1. Dinh I Đà Lạt
Địa chỉ: Số 1 đường Trần Quang Diệu, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian mở cửa: 7:00 – 17:30.
Giá vé vào cổng:
- Loại vé 1: Vé tham quan và ngắm cảnh giá 50.000 VNĐ/người lớn và 25.000 VNĐ/trẻ em. Du khách được tự do tham quan mọi nơi trong Dinh 1.
- Loại vé 2: Vé bao trọn gói giá 150.000 VNĐ/người. Du khách được tự do tham quan Dinh, hóa trang thành vua chúa, quân lính; chụp hình với xe ngựa, tượng sáp; bắn cung, đánh golf,,…
Dinh I Đà Lạt hay Dinh Bảo Đại là dinh thự cổ xưa Đà Lạt, được xây dựng vào năm 1940 bởi một triệu phú người Pháp. Sau này, Dinh I trở thành nơi nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Dinh I rộng đến 60ha, mang đậm phong cách kiến trúc Châu Âu cổ điển, kết hợp hoàn hảo giữa không gian sống và thiên nhiên.
Nội thất bên trong Dinh I vẫn còn giữ nguyên nét cổ kính và sang trọng với những món đồ nội thất từ thời vua Bảo Đại. Đặc biệt, phòng làm việc của vua Bảo Đại với bàn làm việc, ghế da và những bức tranh tường cổ kính luôn thu hút sự chú ý của du khách. Các công trình quân sự như kho xăng, sân đáp trực thăng, đường hầm thoát hiểm,…vẫn giữ được nguyên vẹn.
Tham quan Dinh 1 Đà Lạt không chỉ là dịp để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là cơ hội để tìm hiểu thêm về lịch sử và cuộc sống của vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Những câu chuyện về cuộc sống hoàng gia, những món đồ cổ và các bức ảnh từ thời xa xưa sẽ mang lại cho du khách một trải nghiệm đầy thú vị và bổ ích.
2. Dinh II Đà Lạt
Địa chỉ: Số 12 đường Trần Hưng Đạo, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian mở cửa: 7:30 – 17:00.
Giá vé vào cổng: 30.000 VNĐ/người.
Dinh II Đà Lạt còn được gọi là Dinh Toàn Quyền Decoux, từng là nơi tổ chức những cuộc họp quan trọng gắn liền với bộ máy cai trị của thực dân Pháp tại Đông Dương lúc bấy giờ. Công trình này được xây dựng vào những năm 1933 và hoàn thành vào năm 1937. Hiện nay, Dinh II Đà Lạt được dùng làm nhà khách của UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm tổ chức các sự kiện, hội nghị. Tuy nhiên, dinh thự cổ xưa này vẫn trở thành địa điểm tham quan lịch sử Đà Lạt thu hút nhiều khách du lịch khám phá.
Nội thất bên trong các phòng chức năng như phòng họp, phòng khách, phòng ngủ,… vẫn giữ được nét sang trọng và quý phái. Dù không được trùng tu nhiều như Dinh I hay Dinh III Đà Lạt, Dinh II vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ điển, bền bỉ với thời gian. Đây là công trình sử dụng đá rửa đầu tiên ở Việt Nam, đây là loại đá trầm tích lâu đời, với khả năng chịu lực và có độ bền cao mà vẫn giữ được màu sắc và kiểu dáng công trình.
Khuôn viên dinh thự cổ xưa Đà Lạt này được bao quanh bởi đài phun nước, đồi thông xanh mát và muôn hoa khoe sắc, mang đến khung cảnh như lạc vào truyện cổ tích châu Âu. Nhiều du khách thích tản bộ trong rừng thông và đắm chìm trong bầu không khí trong lành, bình yên.
3. Dinh III Đà Lạt
Địa chỉ: Số 1 đường Triệu Việt Vương, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian mở cửa: 7:00 – 17:30.
Giá vé vào cổng: 30.000 VNĐ/người (phí tham quan toàn bộ khu vực Dinh III, không gồm phí đi xe ngựa và cưỡi ngựa)
Giá thuê đồ hóa trang: 20.000 VNĐ/bộ
Dinh III Đà Lạt hay công trình Biệt điện Vua Bảo Đại là một trong 3 dinh thự cổ xưa Đà Lạt, được xây dựng vào năm 1933 và hoàn thành vào năm 1938. Dinh III là nơi mà gia đình vua Bảo Đại thường sinh hoạt và làm việc. Dinh thự này nằm trên ngọn đồi cao trên 1540m so với mực nước biển, cao hơn so với Dinh I và Dinh III.
Trải qua hơn 80 năm lịch sử nhưng Dinh III Đà Lạt vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, thu hút nhiều du khách tham quan khi ghé thăm thành phố ngàn hoa. Khuôn viên Dinh III rộng rãi, với nhiều bồn hoa và cây cảnh được cắt tỉa đầy nghệ thuật. Dạo bước dưới những tán thông xanh ngát tại dinh thự cổ xưa Đà Lạt này, du khách có thể hòa mình trong không khí trong lành, bình yên nơi đây.
Tầng trệt là nơi vua Bảo Đại làm việc và tiếp khách, với phòng tiếp tân, văn phòng, thư viện và phòng họp. Tầng hai là khu vực sinh hoạt riêng của gia đình vua, bao gồm phòng ngủ của các thành viên hoàng gia và Lầu Vọng Nguyệt, nơi ngắm trăng và tận hưởng cảnh thiên nhiên. Dinh thự còn lưu giữ nhiều kỷ vật quý giá từ thời cung đình Huế và có hầm rượu lớn chứa các loại rượu quý hiếm từ thời Pháp thuộc, mang lại cho du khách cái nhìn sâu sắc về cuộc sống xa hoa của vua chúa xưa.
4. Cung Nam Phương Hoàng Hậu
Địa chỉ: Số 4 đường Hùng Vương, Phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Thời gian mở cửa: 7:30 – 11:30 và 13:30 – 17:00
Giá vé vào cổng: 20.000 VNĐ/người
Cung Nam Phương Hoàng Hậu được xây dựng vào năm 1932 bởi Nguyễn Hữu Hào – cha ruột của Nam Phương Hoàng Hậu. Thực chất cung điện này ban đầu là nơi nghỉ dưỡng của gia đình Nguyễn Hữu trước khi ông tặng lại cho con gái làm của hồi môn. Ngày nay, đây được coi là một ngôi nhà tưởng niệm cho Nam Phương Hoàng Hậu, vợ của Hoàng Đế Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn.
Dinh thự cổ xưa Đà Lạt này được xây dựng với kiến trúc Đông Tây kết hợp, là nơi triển lãm những vật dụng cung đình triều Nguyễn. Tầng 1 là phòng chờ, phòng khách, phòng tiệc và nhà bếp. Tầng 2 là phòng ngủ của vua Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương, phòng của ông bà Nguyễn Hữu Hào và phòng của các hoàng tử, công chúa với nội thất sang trọng và hiện vật vương giả như gốm sứ, tượng ngọc,…
5. Biệt điện Trần Lệ Xuân
Địa chỉ: Số 2 đường Yết Kiêu, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian mở cửa: 7:30 – 11:30 và 13:30 – 16:30
Giá vé vào cổng: 20.000 VNĐ/người.
Biệt điện Trần Lệ Xuân, mệnh danh là “Đệ nhất trời Nam” trên đồi Lam Sơn, được xây dựng vào năm 1958, với khuôn viên rộng 13.000 m2. Sau khi được tu sửa và mở cửa vào năm 2008, biệt điện trở thành nơi lưu trữ quốc gia, chứa đựng nhiều tư liệu quý giá và được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Biệt điện bao gồm 3 biệt thự: Lam Ngọc, Bạch Ngọc và Hồng Ngọc, mỗi căn biệt thự mang một vẻ đẹp và chức năng riêng. Biệt thự Lam Ngọc, nơi nghỉ ngơi của vợ chồng phu nhân Trần Lệ Xuân, được bài trí xa hoa với phòng họp, phòng làm việc, phòng khiêu vũ và phòng trang điểm. Biệt thự Bạch Ngọc là nơi làm việc và sinh sống chính, nổi bật với hệ thống lò sưởi kiểu Pháp và đường hầm thoát hiểm. Cuối cùng, biệt thự Hồng Ngọc, món quà của Trần Lệ Xuân tặng cha mình, được xây dựng tỉ mỉ theo phong cách cổ điển và trang bị nội thất tiện nghi. Toàn bộ khu biệt điện được bao phủ bởi sắc hoa rực rỡ và cây cỏ xanh mát, đặc biệt là khu vườn Nhật Bản và hồ sen trang nhã.
6. Khu biệt thự Lê Lai
Địa chỉ: Số 2 đường Lê Lai, Phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Khu biệt thự Lê Lai được xây dựng từ những năm 1920, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km về phía Tây Bắc, là một trong những dinh thự cổ xưa Đà Lạt còn lưu giữ nhiều di sản Pháp độc đáo, giá trị. Trước đây, khu biệt thự này có tên là Cư xá Jean O’neil, do đại tá quân đội viễn chinh Pháp Jean O’neil lập nên vào năm 1920.
Khu biệt thự gồm 17 biệt thự với kiến trúc mang đậm dấu ấn Pháp, với khuôn viên rộng từ 1.000 m2 đến 2.000 m2, biệt thự có 1-2 tầng, không kể tầng hầm để chứa thức ăn và lối thông ra vườn. Các căn biệt thự tại đây đều cửa sổ hai lớp, tường nhà dày để cách âm và giữ nhiệt. Hiện nay, khu biệt thự Lê Lai đã trở thành khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Villas Dalat. Du khách đến đây sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến trúc Pháp và tận hưởng dịch vụ lưu trú sang trọng, tiện nghi.
Kết luận
Những dinh thự cổ xưa Đà Lạt không chỉ là những công trình kiến trúc lịch sử mà còn là điểm đến mang lại trải nghiệm độc đáo và sâu sắc trong tâm trí du khách. Hy vọng top 6 dinh thự cổ xưa Đà Lạt mà Homestay Lâm Đồng chia sẻ trên trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá lịch sử. Chúc bạn và gia đình, người thân có một chuyến trải nghiệm tuyệt vời!
Để lại bình luận của bạn cho mình biết với nhé, bạn cảm thấy thế nào ?.